Viet Nam Japanese
Trang chủ Giới thiệu Liên hệ (+84)933 803 668 vjic@vjic.edu.vn
uy tín là thương hiệu
xuat-khau-lao-dong-nhat-ban

Giao lưu trà đạo - Gắn kết tình hữu nghị Việt Nhật
17/06/2017 - 2.847
Share on Google+

Giao lưu trà đạo - Gắn kết tình hữu nghị Việt Nhật
Trà đạo là nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… Văn hóa trà đạo ở mỗi quốc gia có nét đặc trưng riêng, mang theo những nét phong tục tập quán riêng. Hiện để tăng cường sự giao lưu, gắn kết tình hữu nghị giữa các nước với nhau, có rất nhiều buổi giao lưu trà đạo được tổ chức định kỳ hàng năm.)
Hội Trà đạo Urasenke tankoukai Hà Nội vừa phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tổ chức buổi giao lưu Trà đạo vì tình hữu nghị Việt - Nhật tại trường Đại học Luật.
 
Giao lưu trà đạo -  gắn kết hữu nghị Việt Nhật

Tham gia sự kiện có nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức Chính phủ của hai nước. Đặc biệt, tại sự kiện lần này, nguyên Trưởng môn phái đời thứ 15 của phái trà đạo Urasenke đã tới trực tiếp pha trà và thuyết giảng về trà đạo.

Buổi giao lưu trà đạo đã thu hút khoảng 400 khách tham gia, trong đó có một số sinh viên đang tham gia các câu lạc bộ Trà đạo Nhật Bản. Đây là lần thứ ba ông Hounsai Sen Genshitsu, Trưởng môn phái đời thứ 15 phái trà đạo Urasenke, Đại sứ thiện chí UNESCO đến thăm Việt Nam để giới thiệu về trà đạo. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông chủ trì một lễ dâng trà vì tình hữu nghị Việt - Nhật. Lễ dâng trà lần này được tổ chức với mong muốn tăng cường kết nối hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản.

 
Giao lưu trà đạo -  gắn kết hữu nghị Việt Nhật
 
Ông Hounsai Sen cho biết: ‘Từ cách đây khoảng 500 năm, Nhật Bản và Việt Nam đã có quan hệ giao thương. Tới đây, quan hệ giữa hai nước không chỉ có hợp tác kinh tế, mà còn có cả giao lưu văn hóa. Người Việt Nam khá giống người Nhật, cả về ngoại hình lẫn tâm hồn. Thậm chí tôi còn nghĩ, để hiểu được người Nhật thì người Việt Nam là số một. Tôi cảm nhận được rằng người Việt Nam có trái tim nhân hậu, nên nếu trà đạo được lưu truyền ở đây thì tôi sẽ rất vui mừng’.
 
Trong xã hội hiện đại, con người thường bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống. Để giữ được sự cân bằng, người Nhật đến với trà đạo, tinh thần của trà đạo được gói gọn trong bốn chữ Hòa - Kính - Thanh - Tịch (hòa hợp, tôn kính, thanh khiết, và tĩnh lặng). Không chỉ thưởng trà, khi tham gia Hội Trà đạo, tâm hồn của mỗi người sẽ tìm được sự thư thái, yên bình qua từng động tác pha trà chậm rãi, khoan thai. Có lẽ vì lẽ đó, Trà đạo được người Nhật Bản gìn giữ đến ngày nay

Đang xử lý, vui lòng đợi...