Tại sao nên đi xuất khẩu lao động?
Có nên đi xuất khẩu lao động nhật bản không? đang là dấu hỏi đặt ra cho lao động của các nước hiện nay , và cũng chính là chủ đề nóng trong giới lao động của Việt Nam ta, xuất khẩu lao động nhật bản được coi là giải pháp không những giải quyết được việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật….giữa Việt Nam và các nước trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một khâu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Vài năm gần đây nhà nước ta vẫn luôn chú trọng, đầu tư và hỗ trợ người lao động cũng như các công ty được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này. Nhìn lại năm 2013 chúng ta vẫn đưa được 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 101,15% so với kế hoạch, tăng 2,9% so với năm 2012. Và cứ thế, số lượng người lao động muốn đi làm việc tại nước ngoài vẫn tăng dần theo từng năm. Chứng tỏ rằng xuất khẩu lao động là hướng đi đúng đắn cho lao động trong nước hiện nay.
Độ tuổi phù hợp đi xuất khẩu lao động Nhật bản
Xây dựng. Nam tuổi từ 20-28 là nhiều nhất trong biên độ thường thấy từ 19-32 (tuổi cao có nhiều lợi thế hơn vì kinh nghiệm là việc đã có)
– Nông nghiệp. Nam Nữ tuổi từ 19-32 (đây là nghành thích độ tuổi cao)
– May. Nữ tuổi từ 19-30, nhiều đơn lấy từ 18-36 (thi tuyển tay nghề – tay nghề cao là lợi thế
– Điện tử nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19-26 (thi kỹ năng, khéo léo, nhanh nhẹn là lợi thế
– Cơ khí có biên độ rộng và thường thì mỗi xí nghiệp có một lựa chọn và tiêu chí tuyển riêng (tuổi từ 19-30)
– Thực phẩm. Nghành này thường không quan trọng về tuổi (18-32), khéo léo, gọn gàng là tiêu chí tuyển (lưu ý đầu tóc, trang phục)
Độ tuổi trẻ vẫn dễ đi hơn, thông thường độ tuổi phù hợp để tham gia là 19-30, những ngành đặc thù mà xí nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn như cơ khí (hàn, tiện) có thể lấy đến 32, dệt may dành cho nữ có thể lấy đến 35.
Nên đi xuất khẩu lao động Nhật bản vì:
– Về nước dễ có việc làm: Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Nhật Bản là một trong hơn 40 thị trường xuất khẩu lao động mà người lao động trở về có khả năng tìm kiếm việc làm với thu nhập và khả năng tái hòa nhập cộng đồng cao nhất.Theo thống kê của Công ty Lapcoop, trong số hơn 2.500 lao động do công ty đưa sang Nhật làm việc đã hoàn thành hợp đồng trở về nước, có 60% trở lại doanh nghiệp cũ làm việc, 30% làm việc trong các doanh nghiệp khác và 5% có điều kiện lập doanh nghiệp, mở cơ sở tự tạo việc làm.
Có tay nghề và kinh nghiệm làm việc: Ông Fukada, Chủ tịch Nghiệp đoàn Kanto, cho biết lao động Việt Nam ở Nhật Bản rất chịu khó rèn luyện kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, học hỏi tiếng Nhật. Nhiều chủ sử dụng lao động Nhật Bản tại Việt Nam nhận xét chất lượng làm việc của một số lao động sang Nhật trở về còn hơn cả người có bằng cấp đại học. Còn theo ông Santo, chủ một nghiệp đoàn lớn cho biết, các công ty của Nhật ở Việt Nam đều thích sử dụng những người từ Nhật Bản trở về.
– Thu nhập khá: Theo thống kê năm 2013, trong số 18.000 lao động Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, phần đông đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân 1.000 USD/tháng. Hầu hết các trường hợp hoàn thành hợp đồng về nước đều tích lũy được thu nhập cao, bình quân 400 – 500 triệu đồng/người.
Do vậy, nếu các bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc cao đẳng – đại học rồi những công việc trong nước không có hoặc không ổn định, thì các bạn nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Nhưng khi xuất khẩu lao động thì nên chọn các thị trường tốt, an toàn, đặc biệt lao động Nhật Bản (hay còn gọi là thực tập sinh hoặc tu nghiệp sinh).
Trước khi đi các bạn nên tìm hiểu kỹ về các chương trình cũng như những công ty hoặc cơ sở sẽ đưa các bạn sang Nhật lao động, để tránh tình trạng bị lừa, tiền mất tật mang. Hay vọng, những thông tin chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn đã hoặc đang có ý định xuất khẩu lao động sang Nhật Bản có quyết định sáng suốt và an toàn. Chúc các bạn thành công.