Số lượng: 02 bản.
Yêu cầu: Người lao động kê khai đầy đủ vào bản (trích ngang) trong bộ hồ sơ. Bao gồm các thông tin: Thông tin cá nhân ( quá trình học tập, công tác); gia đình ( thông tin Bố, Mẹ, Anh chị em, vợ, chồng…).
Lưu ý:
- Sơ yếu lí lịch phải có dấu xác nhận của UBND xã, phường, nơi người lao động đang cư trú
- Lý lịch trích ngang phải được dán ảnh 4x6 và đóng dấu giáp lai
- Thông tin cá nhân, gia đình phải được kê khai đầy đủ, rõ ràng (Ghi rõ ngày, tháng, năm; quá trình công tác ở đâu…)
2. Hộ Khẩu gia đình
Một vài loại giấy tờ người lao động bắt buộc phải chuẩn bị để đi tham gia XKLĐ Nhật Bản
Yêu cầu: Photo hộ khẩu gia đình (Thực tập sinh phải có tên trong hộ khẩu) photo thành 3 bản. Vì bộ phận hành chính của UBND xã, phường sẽ giữ lại 1 bản để lưu lại)
Lưu ý
- Hộ khẩu phải có dấu chứng nhận của UBND xã, phường nơi cư trú.
- Sổ hộ khẩu phải được in trên khổ giấu A4, và phải đóng dấu giáp lai.
3. Giấy khai sinh
Số lượng: 02 bản
Yêu cầu: Giấy khai sinh photo công chứng (nếu là bản gốc)
Lưu ý:
- Trong trường hợp, người lao động mất giấy khai sinh gốc thì phải đến UBND Xã, phường để xin cấp lại và phải nộp 2 bản chính nếu là bản sao cấp lại.
- Các loại giấy tờ: giấy khai sinh, CMND, Sổ hộ khẩu, ..không trùng tên họ thì phải xác nhận quyết định thay tên, thay đệm, bớt đệm… của Sở Tư Pháp Tỉnh, Thành phố.
4. Chứng minh nhân dân
Số lượng: 02 bản.
Lưu ý:
- CMND photo 2 mặt trên cùng 1 mặt giấy A4
- Trường hợp bị mất giấy CMND phải đến Công An quận, huyện nơi đang cư trú để xin cấp lại.
- Người lao động thường hay mắc phải 2 lỗi sau: photo trên khổ giấy A5 hoặc photo trên khổ giấy A4 nhưng lại photo thành 2 mặt của cùng 1 trang giấy.
5. Bằng tốt nghiệp
Một lơi thế cho người lao động nếu có các chứng chỉ tay nghề, tiếng Nhật
Yêu cầu: Photo ra mặt giấy A4, không cần photo mặt bìa sau.
Lưu ý:
- Các loại bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học; chứng chỉ nghề.
- Trong trường hợp người lao động có các chứng chỉ tay nghề, chứng chỉ tiếng Nhật thì đây chính là 1 lợi thế ưu tiên cho thực tập sinh
Cụ thể:
- Thực tập sinh đã tốt nghiệp Đại học, thì chỉ cần nộp Bằng Cấp 3 và Bằng Đại học.
- Thực tập sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, thì chỉ cần nộp Bằng cấp 3 và bằng Cao đẳng.
- Thực tập sinh có chứng chỉ nghề thì nộp chứng chỉ nghề và bằng Cấp 3.
- Thực tập sinh tốt nghiệp cấp 2 (do tiêu chí đơn hàng) thì nộp bằng Cấp 2.
- Nếu chưa lấy được Bằng chính thì nộp GIẤY CHỨNG NHẬN TÔT NGHIỆP TẠM THỜI, BẢNG ĐIỂM, nhưng đến khi đỗ đơn hàng thì bắt buộc phải nộp bằng chính (photo chứng thực).
- Ngoài ra thực tập sinh nào có chứng chỉ tiếng Nhật và chứng chỉ nghề do các tổ chức Nước ngoài cấp thì nộp cùng theo hồ sơ.
6. Giấy Xác nhận Nhân sự
Số lượng: 01 bản
Yêu cầu:
- Người lao động đến UBND xã, phường nơi cư trú để xin giấy xác nhận nhân sự
- Giấy xác nhận nhân sự phải được dán ảnh 4*6 vào góc trái và đóng dấu giáp lai của Công an xã, phường.
7. Giấy Xác nhận Tình trạng Hôn nhân
Số lượng: 01 bản
Lưu ý:
- Người lao động đã đăng kí kết hôn thì mang theo giấy kết hôn photo thành 2 bản mang ra UBND xã phường nơi cư trú để xác nhận.
- Người lao động chưa kết hôn: sẽ được Cán bộ tuyển dụng cung cấp cho giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Người lao động xin xác nhận của UBND xã, phường nơi mình đang cư trú
- Người lao động đã ly hôn, yêu cầu mang bản photo quyết định ly hôn của tòa án để đên UBND Xã, phường xác nhận.
8. Ảnh thẻ (Bắt buộc chụp tại công ty)
Khi đăng kí tham gia đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản gia người lao động có thể đem theo 3 ảnh 4*6 để hoàn thành thủ tục khám sức khỏe. Sau khi trúng tuyển, người lao động sẽ chụp ảnh tại công ty (chi phí 80.000đ)
Số lượng yêu cầu:
- 12 ảnh 4*6
- 12 ảnh 3*4
- 06 ảnh 3.5*4.5
- 06 ảnh 4.5*4.5
- 06 ảnh 3,5*3,5
Lưu ý: Ảnh phải được chụp trên phông nền trắng,mặc áo sáng màu, đầu tóc gọn gang. Nếu người lao động chụp được ở nhà mang theo hồ sơ rồi thì thôi, nếu không chụp được ở nhà thì lên chụp ảnh tại Công ty.
9. Ảnh Gia đình
Số lượng: 01 (một ảnh)
Yêu cầu: Ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình ( kích thước 12*20).
10. Hộ chiếu (có thể nộp sau)
Số lượng: 01 quyển
Yêu cầu:
- Khi làm hồ sơ nhập học thì người lao động nên chủ động làm hộ chiếu luôn.
- Tuy nhiên, trong trường hợp chưa kịp làm thì người lao động thì sau khi trúng tuyển được nghỉ phép thì phải hoàn thành thủ tục hộ chiếu đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản. Thời gian làm hộ chiếu khá lâu, nên sau khi hoàn thiện thủ tục nhập học người lao động phải trình được giấy hẹn trả hộ chiếu của cơ quan Công An.
- Nơi làm hộ chiếu: phòng quản lý xuất nhập cảnh Công An tỉnh, thành phố nơi TTS cư trú.
11. Đơn tự nguyện (Làm tại công ty)
Đơn đã có mẫu sẵn, khi lên Công ty khai Form nhập học , yêu cầu TTS chỉ việc điền đầy đủ thông tin và kývào đơn.
12. Khai FORM thông tin (Làm tại công ty)
Khai theo mẫu tại Công ty.
13. Dịch thuật các văn bằng, chứng chỉ. (Làm tại công ty)
Số lượng: Mỗi loại 02 bản
Yêu cầu: Các loại văn bằng, chứng chỉ phải được dich ra tiếng Anh
Lưu ý:
- Có một số đơn hàng do đối tác Nhật yêu cầu, nên phải dịch sang tiếng Nhật. (Chi phí từ 100.000 - 200.000đ)
- Các bản dịch phải được đóng dấu công chứng và có lời chứng của Công chứng viên.