“Nghề đẩy khách” sẽ không có gì đáng bàn luận khi nó giữ đúng vai trò là nghề đưa hành khách lên tàu đúng giờ.
Thông thường các chuyến tàu cách nhau 5 phút và dừng đón khách trong 2 - 3 phút. Như vậy có tới hơn 20 chuyến tàu chạy mỗi giờ. Thế nhưng với số đông người dân Nhật Bản ưa thích sự tiện lợi của tàu điện thì hệ thống tàu điện ngầm luôn trong tình trạng quá tải. Nhất là trong giờ cao điểm, lượng hành khách tăng đột biến khiến các trạm dừng tàu điện chật cứng.
Để đảm bảo tàu chạy đúng giờ và giúp nhiều hành khách không bị lỡ chuyến, “nghề đẩy khách” ra đời. Nghề này xuất hiện đầu tiên là ở ga Shinjuku, Tokyo; chủ yếu do các sinh viên làm thêm. Ban đầu họ được gọi là các “oshiya”, nghĩa là "đội sắp xếp hành khách". Họ đeo găng tay trắng, có nhiệm vụ "nhét" nhiều người vào một toa để tàu chạy đúng giờ mà vẫn chuyên chở được số lượng người lớn.
“Nghề đẩy khách” lên tàu điện ngầm vừa được là "sáng tạo", vừa bị coi là phản cảm tại Nhật. Một mặt nó giúp nhiều hành khách không bị lỡ dở công việc, giúp tiết kiệm thời gian. Mặt khác, nó lại khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng do bị chèn ép, người dân bị rơi đồ, thậm chí là nguyên nhân nảy sinh tình trạng trộm cắp trên ga tàu điện. Do vậy mà những người làm nghề đẩy khách còn được mệnh danh là "những kẻ nhồi cá".
Đồ đạc của hành khách bị rơi tại các ga tàu điện Nhật Bản.
Vào năm 2012, nhiếp ảnh gia làm việc tại Hong Kong, Michael Wolf, đã chụp một chùm ảnh có tên Tokyo Compression, ghi lại gương mặt của các hành khách bị chèn ép trên tàu điện ngầm. Bộ ảnh cho thấy tình trạng tồi tệ bên trong hệ thống tàu điện ngầm. Cơ thể hành khách bị chèn chặt, ép vào những người khác tới nỗi họ không thể cử động được. Những người thấp hơn còn phải chịu sức nặng lớn hơn.
Gương mặt nhăn nhó của người làm nghề đẩy khách.
Nguồn : Theo Amusingplanet
Thông thường các chuyến tàu cách nhau 5 phút và dừng đón khách trong 2 - 3 phút. Như vậy có tới hơn 20 chuyến tàu chạy mỗi giờ. Thế nhưng với số đông người dân Nhật Bản ưa thích sự tiện lợi của tàu điện thì hệ thống tàu điện ngầm luôn trong tình trạng quá tải. Nhất là trong giờ cao điểm, lượng hành khách tăng đột biến khiến các trạm dừng tàu điện chật cứng.
Để đảm bảo tàu chạy đúng giờ và giúp nhiều hành khách không bị lỡ chuyến, “nghề đẩy khách” ra đời. Nghề này xuất hiện đầu tiên là ở ga Shinjuku, Tokyo; chủ yếu do các sinh viên làm thêm. Ban đầu họ được gọi là các “oshiya”, nghĩa là "đội sắp xếp hành khách". Họ đeo găng tay trắng, có nhiệm vụ "nhét" nhiều người vào một toa để tàu chạy đúng giờ mà vẫn chuyên chở được số lượng người lớn.
“Nghề đẩy khách” lên tàu điện ngầm vừa được là "sáng tạo", vừa bị coi là phản cảm tại Nhật. Một mặt nó giúp nhiều hành khách không bị lỡ dở công việc, giúp tiết kiệm thời gian. Mặt khác, nó lại khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng do bị chèn ép, người dân bị rơi đồ, thậm chí là nguyên nhân nảy sinh tình trạng trộm cắp trên ga tàu điện. Do vậy mà những người làm nghề đẩy khách còn được mệnh danh là "những kẻ nhồi cá".
Đồ đạc của hành khách bị rơi tại các ga tàu điện Nhật Bản.
Vào năm 2012, nhiếp ảnh gia làm việc tại Hong Kong, Michael Wolf, đã chụp một chùm ảnh có tên Tokyo Compression, ghi lại gương mặt của các hành khách bị chèn ép trên tàu điện ngầm. Bộ ảnh cho thấy tình trạng tồi tệ bên trong hệ thống tàu điện ngầm. Cơ thể hành khách bị chèn chặt, ép vào những người khác tới nỗi họ không thể cử động được. Những người thấp hơn còn phải chịu sức nặng lớn hơn.
Gương mặt nhăn nhó của người làm nghề đẩy khách.