Viet Nam Japanese
Trang chủ Giới thiệu Liên hệ (+84)933 803 668 vjic@vjic.edu.vn
uy tín là thương hiệu
xuat-khau-lao-dong-nhat-ban

QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
06/06/2017 - 2.579
Share on Google+

QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Sau khi đã dự kiến được kinh phí, lường trước những thuận lợi và khó khăn trong việc du học, việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị hồ sơ đi du học.)

CHUẨN BỊ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN

1. Học tiếng Nhật

Trước và sau khi sang du học Nhật Bản bạn phải trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật, chuẩn bị hồ sơ tại Việt Nam (Từ 5 tháng đến 1 năm).

Giai đoạn 2: Bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học…v.v…Thời gian từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm.

Giai đoạn 3: Bạn theo học các bậc học Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm), Cao học (2-3 năm)…v.v…Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà mình yêu thích.

Khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, giấy tờ cần thiết sẽ là 1 giấy chứng nhận học tiếng Nhật và 1 chứng chỉ tiếng Nhật (Phải vượt qua kỳ thi tiếng Nhật mới được cấp chứng chỉ). Cấp độ năng lực tiếng Nhật hiện nay được chia làm 5 cấp chuẩn gọi là N1, N2, N3, N4, N5. Trong đó thì N5 là cấp độ thấp nhất - cấp độ dành cho người mới bắt đầu học.

Thông thường nếu bạn học cấp tốc (Tuần học 5 buổi, mỗi buổi học 3 tiếng) thì trong khoảng 3 tháng  học qua 25 bài giáo trình “Minna No Nihongo” thì bạn hoàn toàn có thể đi đỗ được cấp độ N5, học tầm 6 tháng (hết 50 bài giáo trình Minna No Nihongo) thì bạn sẽ thi đỗ được N4. Tuy nhiên thì khi làm hồ sơ du học thì chỉ cần cấp độ sơ cấp là cũng đủ điều kiện rồi.

Có một vấn đề nhỏ là đa số các bạn nảy sinh ý định du học thường không cố định vào khoảng thời gian nào, nhưng khi đã bắt đầu làm hồ sơ thì lại mong đi được càng nhanh càng tốt… Thực tế khi đã xác định được thời điểm đi du học, bạn phải học tiếng Nhật trước đó ít nhất từ 5 đến 6 tháng thì mới kịp thi bằng tiếng Nhật, phục vụ cho việc làm hồ sơ du học Nhật Bản.

* Chú ý khi chọn trường tiếng Nhật:

Việc lựa chọn nhầm trường không chỉ gây lãng phí về tiền của, thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng đến tinh thần.

Khi chọn trường cần chú ý những vấn đề sau:

 - Lĩnh vực mình muốn học: Cái gì mà bạn muốn học? Tìm hiểu nội dung giờ học đó mình có thể học không?

 - Năng lực bản thân: Hãy chọn trường phù hợp với năng lực của mình. Tùy theo kết quả của kỳ thi tuyển, cũng có thể bạn không vào được trường như mong muốn, vì vậy bạn nên thi vào nhiều trường khác nhau.

 - Nghề nghiệp, bước tiến trong tương lai: Hãy tìm hiểu kỹ về các trường mà bạn có thể học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp, con đường lập nghiệp trong tương lai.

2. Xác định thời điểm đi du học

Thời gian dự kiến du học Thời gian học tiếng Nhật tại Việt Nam Thời gian bắt đầu làm hồ sơ tại Việt Nam Thời gian phải nộp hồ sơ lên Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản Thời gian biết kết quả Visa
Tháng 1 Cuối tháng 6 năm trước Cuối tháng 8 năm trước Cuối tháng 9 năm trước Cuối tháng 11 năm trước
Tháng 4 Cuối tháng 8 năm trước Cuối tháng 10 năm trước Cuối tháng 12 năm trước Cuối tháng 2
Tháng 7 Cuối tháng 10 năm trước Cuối tháng 2 Cuối tháng 4 Cuối tháng 5
Tháng 10 Cuối tháng 2 Cuối tháng 5 Cuối tháng 7 Cuối tháng 8

Sau khi kết thúc khóa học du học sinh có thể đăng ký học lên tại các trường Cao học, Đại học, Trung cấp nghề…

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm:

- Các giấy tờ liên quan đến cá nhân.

- Giấy khai sinh

- Bằng tốt nghiệp, bảng điểm THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có). (bản gốc)

- Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (bản gốc).

- Chứng minh thư nhân dân (02 bản công chứng).

- Sổ hộ khẩu (bản công chứng).

- 15 ảnh 3×4

- Hộ chiếu (nếu có).

- Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có).

 Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính.

- Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (Chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em, …v.v.. hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình).

- Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính. (02 bản công chứng).

4. Trả lời điện thoại của Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản

Khi xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú của bạn, Cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản có thể gọi điện về cho công ty của người bảo lãnh, người bảo lãnh và du học sinh để xác nhận thông tin. Vậy nên các bạn cần lưu ý cần trả lời chính xác thông tin mà bạn đã đăng ký khi làm hồ sơ. Nếu trả lời sai thì bạn sẽ mất tư cách lưu trú, bạn sẽ không được tiếp tục đi du học và sẽ ảnh hưởng đến việc sang Nhật của bạn sau này.

5. Giấy phép nhập học, tư cách lưu trú, nộp học phí và xin Visa

Giấy phép nhập học, tư cách lưu trú, nộp học phí và xin Visa

Sau khi nhận giấy COE các bạn xin visa du học Nhật Bản, nộp học phí và nhập học. Lần lượt các bước đó như sau:

Xin Visa du học:

Người Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản cần phải xin visa trước tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản. Dưới đây là thủ tục xin visa. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh phụ trách nhận hồ sơ xin visa đối với người hiện đang sinh sống ở khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào. Đối với những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc, xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Sau khi trường Nhật ngữ gửi giấy tư cách lưu trú bản gốc và giấy nhập học cho học sinh, các bạn sẽ dùng những giấy tờ đó để tới Đại sứ quán Nhật Bản tại số 27 Liễu Giai, Hà Nội (Đối với các bạn ở gần khu vực Hà Nội) để xin cấp visa du học. Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn điền vào tờ khai để xin visa du học Nhật Bản (tất cả đều ghi bằng tiếng Anh)

Hồ sơ xin visa du học Nhật Bản bao gồm:

 1       Hộ chiếu    

 2       Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu: 1 bản

  3      Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại:      2 hình

  4      Giấy tư cách lưu trú: 1 bộ (bản chính)

  5      Hồ sơ xác minh đương sự       

  6      Giấy gọi nhập học:  1 bản (bản chính)

Hồ sơ xin visa du học Nhật Bản

Đóng học phí:

Theo nguyên tắc, sau khi bạn nhận được giấy nhập học và giấy báo học phí (INVOICE), bạn sẽ photo những giấy tờ đó đồng thời mang theo hộ chiếu tới ngân hàng để chuyển khoản số tiền học phí cho trường Nhật ngữ. Số tiền đóng cho trường sẽ tính bằng tiền Yên Nhật, nên bạn có thể dùng tiền yên chuyển cho trường hoặc mang tiền Việt, tiền Đô la tới ngân hàng và nộp theo tỷ giá Yên thời điểm bạn chuyển tiền.


Đang xử lý, vui lòng đợi...